Sơ đồ đường Vành đai 1, Hà Nội. Design: Amy Nguyễn.
Vành đai 1 là vành đai đầu tiên của Hà Nội, vùng giao thông xung quanh lõi trung tâm có tổng chiều dài khoảng 7,2 km.
Lộ trình cơ bản bao gồm các tuyến: Yên Phụ - Nghi Tàm - Âu Cơ - Lạc Long Quân - Bưởi - Cầu Giấy - Voi Phục - Hoàng Cầu - La Thành Ô Chợ Dừa - Xã Đàn - Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân - Nguyễn Khoái - Trần Khánh Dư - Trần Quang Khải - Trần Nhật Duật, tạo thành vòng khép kín.
Vành đai 1 nằm trong vùng đô thị lịch sử nên được quy định bảo tồn, hạn chế phát triển cao tầng, nhằm bảo vệ cảnh quan và cấu trúc đô thị trung tâm. Trong ảnh, đường Nghi Tàm đoạn gần khách sạn Thắng Lợi.
Ngã ba Âu Cơ - Xuân Diệu. Tháng 10/2024, Hà Nội đã khánh thành dự án nâng cấp đường Âu Cơ - Nghi Tàm dài khoảng 3,7 km, bắt đầu từ Khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân, là một phần của dự án cầu vượt An Dương - Thanh Niên giai đoạn 2. Mở rộng mặt cắt ngang 26,5 - 31 m, trong đó đường chính có 4 - 6 làn xe (riêng phần xe chạy rộng 16,5 - 21 m), 2 làn đường dân sinh mỗi bên rộng 5 m.
Đường Lạc Long Quân, bên phải là hồ Tây, bên trái là phía ngoài Vành đai 1 nơi trong tương lai tập trung nhiều khu đô thị cao cấp và trụ sở trụ sở làm việc của các bộ, ngành trung ương.
Đường Bưởi bắt đầu từ nút giao Hoàng Hoa Thám - Hoàng Quốc Việt kéo dài tới ngã tư Cầu Giấy - Voi Phục - Láng.
Đường Lạc Long Quân và đường Bưởi.
Tại đoạn Voi Phục, dự án mở rộng với thiết kế mặt cắt ngang 50 m đang được triển khai giải phóng mặt bằng.
Điểm đầu của khu vực này tại nút Hoàng Cầu và điểm cuối tại Voi Phục. Trong ảnh là đường La Thành (hay còn gọi là Đê La Thành) dài trên 3,2 km bắt đầu từ ngã 5 Ô Chợ Dừa đến ngã ba nơi phố Cầu Giấy nối tiếp phố Kim Mã, gần Voi Phục.
Ngã tư La Thành - Láng Hạ - Giảng Võ nằm trên trục từ Hoàng Cầu đến Voi Phục. Hà Nội đang phấn đấu trong quý 4/2025 hoàn thành GPMB khu vực này.
Một phần dự án đã hoàn hiện từ Nguyễn Khoái đến Hoàng Cầu, bao gồm các tuyến Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt, Xã Đàn, Ô Chợ Dừa. Trong ảnh, tuyến đường Xã Đàn.
Đường Đào Duy Anh nối từ ngã ba Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch đến nút giao Kim Liên gồm các tuyến đường Lê Duẩn - Giải Phóng - Đại Cồ Việt.
Đường Đại Cồ Việt, bên trái là Công viên Thống Nhất, nơi có hồ Bảy Mẫu, bên phải là Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Nằm trên tuyến Vành đai 1, đường Trần Khát Chân nối từ ngã tư Bạch Mai - Đại Cồ Việt - Phố Huế tới nút giao Nguyễn Khoái nằm trên tuyến đê sông Hồng.
Nhìn từ trên cao tại khu vực ngã ba Nguyễn Khoái - Trần Khát Chân có thể thấy trọn vẹn phía trong Vành đai 1 là vùng lõi trung tâm của Hà Nội.
Đường Trần Quang Khải, bên trái ảnh là vùng lõi thủ đô, bên phải là sông Hồng và khu dân cư thuộc phường Bạch Đằng.
Vòng xoay cầu Chương Dương, điểm giao giữa hai tuyến phố Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật.
Theo Chỉ thị 20/CT-TTg (tháng 7/2025), Hà Nội sẽ cấm xe máy xăng chạy phía trong Vành đai 1 từ 1/7/2026 để giảm ô nhiễm; tiếp đến từ 2028 hạn chế ô tô chạy xăng trong vùng 1 và 2.
Nguồn: https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/toan-canh-vanh-dai-1-o-ha-noi-tuyen-duong-se-cam-xe-may-xang-tu-thang-7-2026-c46a1680663.html
Hai cô gái Việt tố bị du khách Hàn Quốc hành hung trong một tiệm photobooth tại Hà Nội. Vụ việc gây xôn xao trên mạng xã hội, trong khi phía cửa hàng và cơ quan chức năng đã có động thái vào cuộc xác minh, xử lý.
Qua thiết bị giám sát hành trình và camera thu thập hình ảnh người lái, Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Hà Nội) đã phát hiện nhiều trường hợp tài xế vi phạm luật giao thông.
Xã hộiVới “lá bùa hồ mệnh” là tấm thẻ mang danh tính người nước ngoài, hàng loạt “con bạc” được ghi nhận nghề nghiệp “lao động tự do”, lái xe hoặc hưu trí cũng hàng chục lần đến King Culb để ăn thua với số tiền lên đến cả chục triệu USD.
Xã hộiTheo lời 1 tiểu thương chợ Cẩm Lệ - Đà Nẵng, do nắng nóng, một số loài cá bị bạc màu, trông kém tươi nên anh ta dùng nước ngọt có màu để rửa qua
Xã hội